Return to Video

Welcome to Software Freedom Day by Richard Stallman (september 2010)

  • 0:00 - 0:02
    Chào mừng đã đến với Ngày hội Tự do cho Phần mềm - Software Freedom Day.
  • 0:02 - 0:04
    Tôi là Richard Stallman
  • 0:04 - 0:09
    Tôi đã phát động phong trào Phần mềm Tự do vào tháng 09/1983,
  • 0:09 - 0:14
    Là một phong trào vì tự do cho người dùng phần mềm.
  • 0:14 - 0:20
    Một chương trình được gọi là phần mềm tự do (hay free software) nếu nó tôn trọng sự tự do của người dùng.
  • 0:20 - 0:23
    Chúng tôi nhấn mạnh khái niệm tự do, chứ không phải là miễn phí.
  • 0:23 - 0:29
    Thực tế chúng tôi không hề nói gì về giá cả, chúng tôi chỉ muốn nói đến quyền tự do của bạn thôi.ải
  • 0:29 - 0:38
    Nếu một phần mềm không thuộc loại tự do, chúng tôi gọi nó là phần mềm không tự do (non-free), phần mềm sở hữu (proprietary), phần mềm rằng buộc người dùng (user-subjugating)
  • 0:38 - 0:45
    Bởi vì khi sử dụng phần mềm đó, người dùng bị trói buộc vào quyền kiểm soát một cách vô lý của người khác.
  • 0:45 - 0:51
    Vậy thế nào là một phần mềm tôn trọng quyền tự do của bạn?
  • 0:51 - 0:56
    Định nghĩa phần mềm tự do bao gồm 4 quyền cơ bản.
  • 0:56 - 1:02
    Đầu tiên là quyền tự do sử dụng phần mềm theo ý muốn của bạn.
  • 1:02 - 1:07
    Thứ hai là quyền tự do nghiên cứu và sửa đổi mã nguồn,
  • 1:08 - 1:11
    để phần mềm có thể làm việc theo đúng ý muốn của bạn.
  • 1:11 - 1:14
    Thứ ba là quyền tự do giúp những người khác,
  • 1:14 - 1:20
    là quyền tự do phân phối lại phần mềm gốc khi bạn muốn.
  • 1:20 - 1:24
    Thứ tư là quyền tự do đóng góp cho cộng đồng của bạn,
  • 1:24 - 1:30
    quyền tự do phân phối những phiên bản sửa đổi của phần mềm cho người khác.
  • 1:30 - 1:40
    Tất cả 4 quyền tự do nói trên là cần thiết để người dùng có thể hoàn toàn làm chủ được phần mềm họ đang dùng.
  • 1:40 - 1:48
    Và đây chính là điểm cốt lõi của vấn đề: hoặc người dùng kiểm soát phần mềm, hoặc phần mềm kiểm soát người dùng.
  • 1:48 - 1:51
    Khi người dùng kiểm soát được phần mềm, đó là phần mềm tự do (free software.)
  • 1:51 - 1:56
    Khi phần mềm kiểm soát người dùng, đó là phần mềm sở hữu (proprietary software)
  • 1:56 - 2:03
    Khi tôi phát động Phong trào Phần mềm Tự do, tôi đã công bố mục đích của phong trào là phát triển hệ điều hành máy tính GNU.
  • 2:03 - 2:09
    Một hệ thống bao gồm hoàn toàn phần mềm tự do. Và đây là điểm mấu chốt.
  • 2:09 - 2:15
    Bởi vì nếu tất cả những phần mềm mà bạn dùng là phần mềm tự do,
  • 2:15 - 2:17
    thì lúc đó bạn mới thực sự làm chủ được việc dùng máy tính.
  • 2:17 - 2:26
    Thế nhưng nếu như bạn dùng một phần mềm sở hữu, bạn sẽ không thể kiểm soát hoàn toàn máy tính của bạn,
  • 2:26 - 2:28
    và một người nào đó có thể kiểm soát bạn một cách vô lý.
  • 2:28 - 2:36
    Do đó, giai đoạn thứ nhất của chúng tôi: là phát triển một hệ điều hành hoàn toàn tự do,
  • 2:36 - 2:41
    bởi vì nếu không có hệ điều hành thì bạn không thể dùng được máy tính.
  • 2:41 - 2:52
    Ý tưởng của dự án GNU là tạo ra một hệ điều hành (HĐH) theo kiểu UNIX, vì thế cái tên GNU có nghĩa là "GNU's Not Unix" (GNU không phải là UNIX).
  • 2:52 - 3:00
    Nói chung vào năm 1992 chúng tôi đã gần như hoàn thành hệ thống GNU, tuy nhiên bức tranh của chúng tôi vẫn còn thiếu một mảnh ghép lớn: hạt nhân của HĐH (system's kernel).
  • 3:00 - 3:05
    Chúng tôi đã cố gắng tạo ra một hạt nhân HĐH, nhưng chúng tôi vẫn chưa đạt được thành tựu gì lớn.
  • 3:05 - 3:11
    Vào năm 1992 Ông Torvalds đã tạo ra một hạt nhân HĐH mang tên Linux. Linux cũng là một phần mềm tự do.
  • 3:11 - 3:20
    Việc kết hợp GNU + Linux đã tạo ra hệ điều hành tự do đầu tiên trên thế giới, sau một thời gian rất dài.
  • 3:20 - 3:24
    Đó là hệ điều hành có thể chạy được trên máy tính cá nhân (PC) hoặc các hệ máy tương tự,
  • 3:24 - 3:31
    và đó chính là HĐH GNU + Linux mà nhiều người trong chúng ta đang dùng.
  • 3:31 - 3:39
    Tuy nhiên có được một hệ điều hành, một tập hợp gồm hàng chục vạn chương trình tự do cho phép làm những công việc bình thường, là chưa đủ.
  • 3:39 - 3:45
    Để có sự tự do, chúng ta phải nhấn mạnh rằng ta cần những ứng dụng tự do,
  • 3:45 - 3:49
    những phần mềm công cụ tự do, mọi thứ đều phải là phần mềm tự do.
  • 3:49 - 3:57
    Và đây là điều mà phần lớn mọi người trong cộng đồng chúng ta đã lãng quên.
  • 3:57 - 4:06
    Bởi vì có nhiều người dùng GNU + Linux lại cài đặt thêm những ứng dụng
  • 4:06 - 4:11
    hoặc dùng những trình điều khiển phần cứng (drivers) không tự do (non-free), đồng nghĩa với việc họ không thể đạt được sự tự do.
  • 4:11 - 4:18
    Phần lớn những người trong cộng đồng chúng ta chỉ nhìn đến khía cạnh thuận tiện của hệ điều hành GNU/Linux,
  • 4:18 - 4:25
    và không lấy tự do làm mục đích sử dụng. Vì thế chúng ta cần những sự kiện để nhắc lại vấn đề về tự do của phần mềm.
  • 4:25 - 4:29
    Và ta cần giảng ý nghĩa của tự do trong thực tế.
  • 4:29 - 4:36
    Có hàng trăm, có thể hàng ngàn, bản phân phối GNU/Linux khác nhau,
  • 4:36 - 4:44
    và đa số các bản phân phối đó đi kèm, hoặc gởi ý cài đặt những phần mềm không tự do.
  • 4:44 - 4:51
    Tuy chúng là những phiên bản dựa vào một hệ điều hành tự do GNU/Linux
  • 4:51 - 4:57
    nhưng phần lớn các bản phân phối trên thực tế lại không hoàn toàn bao gồm phần mềm tự do.
  • 4:57 - 5:03
    Chúng có cả các thành phần tự do lẫn không tự do, cho nên chúng không thể đưa các bạn đến cái đích là phần mềm tự do.
  • 5:03 - 5:11
    Coi thường vấn đề trên có nghĩa cộng đồng của chúng ta không đi thẳng đến sự tự do mà đang đi lệch hướng
  • 5:11 - 5:17
    và nếu đi theo con đường lệch hướng đó, bạn sẽ không đến được đến cái đích là sự tự do.
  • 5:17 - 5:26
    Vì thế chúng ta cần hướng sự chú ý của cộng đồng vào việc cài đặt những bản phân phối GNU/Linux chỉ gồm phần mềm tự do,
  • 5:26 - 5:33
    và bạn có thể xem một danh sách các bản phân phối đó tại gnu.org/distros .
  • 5:33 - 5:41
    Trong số các phần mềm sở hữu mà nhiều người hay sai lầm khi sử dụng trên hệ thống tự do dùng GNU/Linux
  • 5:41 - 5:52
    có hai ví dụ điển hình: phần mềm chạy flash của Adobe
  • 5:52 - 5:59
    đây không chỉ là phần mềm sở hữu, nó còn là phần mềm độc hại. Nó có 2 tính năng độc hại đã biết:
  • 5:59 - 6:07
    những tính năng quản lý kỹ thuật số (Digital Restrictions Management), để hạn chế những gì người dùng làm với dữ liệu của họ
  • 6:07 - 6:15
    trên máy tính của họ. Và nó có một tính năng gián điệp mà chúng tôi gọi là Super Cookies,
  • 6:15 - 6:22
    là một kỹ thuật cho phép một trang web ghi thông tin vào phần mềm chơi flash và một trang web khác có thể đọc được,
  • 6:22 - 6:31
    và không có cách nào để ngăn chặn nhiều trang web có thể theo dõi "chéo" (cross-identifying) được người dùng, vì vậy đây là một phần mềm độc hại.
  • 6:31 - 6:45
    Ví dụ điển hình thứ hai là phần mềm Skype. Skype là phần mềm sở hữu, và bạn không thể biết nó sẽ làm gì.
  • 6:45 - 6:53
    Vấn đề lớn nhất đối với hai phần mềm nói trên, điều biến hai phần mềm thành một vấn đề lớn
  • 6:53 - 7:03
    là mọi người được khuyến khích (bị dụ dỗ?) dùng những định dạng mà sẽ bắt những người khác cũng phải dùng chính các phần mềm sở hữu nói trên.
  • 7:03 - 7:11
    Ví dụ, nếu bạn đưa ID Skype của bạn vào chữ ký thư điện tử của bạn, thì không có gì khác là bạn gửi thông điệp kèm theo mỗi thư điện tử của bạn là:
  • 7:11 - 7:16
    "Hãy dùng Skype! Skype là tốt! Mặc dù nó là phần mềm sở hữu, nó là tốt!"
  • 7:16 - 7:23
    Nếu bạn nói như vậy tức là bạn đang nói hoàn toàn ngược lại với Phong trào Phần mềm Tự do là:
  • 7:23 - 7:29
    "Hãy theo dõi sự tự do của bạn. Đừng dùng những phần mềm không tự do bởi vì chúng sẽ lấy mất sự tự do của bạn."
  • 7:29 - 7:37
    Một điều khác làm mọi người quên mất những vấn đề trên là hai phần mềm nói trên đều
  • 7:37 - 7:46
    là miễn phí sử dụng. Chúng là miễn phí, nhưng chúng không phải là phần mềm tự do, và giá cả không thể quan trọng bằng sự tự do (Không có gì quý hợn độc lập và tự do).
  • 7:46 - 7:52
    Vậy bạn đừng chấp nhận sự miễn phí như sự thay thế cho sự tự do của bạn.
  • 7:52 - 8:01
    Để biết thêm thông tin về dự án hệ điều hành GNU, hãy truy cập trang web gnu.org, và để biết thêm thông tin về
  • 8:01 - 8:08
    Phong trào Phần mềm Tự do (Free Software Movement) hãy truy cập trang web fsf.org. Đó là trang web của Tổ chức Tự do Phần mềm (Free Software Foundation).
  • 8:08 - 8:14
    Bạn sẽ tìm được nhiều nguồn tài nguyên, và bạn cũng có thể gia nhập Tổ chức Tự do Phần mềm hoặc đọc những
  • 8:14 - 8:17
    thông tin trên các hộp thư chung. (mailing lists)
  • 8:17 - 239:59
    Cám ơn các bạn trong việc ủng hộ sự tự do phần mềm!
Title:
Welcome to Software Freedom Day by Richard Stallman (september 2010)
Video Language:
English

Vietnamese subtitles

Revisions